Bạn nghĩ doanh nghiệp mình đáng giá bao nhiêu tiền?

Suy cho cùng, 1% của 1 tỷ USD cũng còn hơn là 100% của không có gì. Khi huy động vốn đầu tư, hãy có gắng tập trung kiếm được số tiền đủ để đưa công ty đi đến thành công

Huy động vốn là thách thức lớn nhất mà các mới phải đối mặt, đặc biệt là khi kêu gọi những nhà đầu tư ‘thiên thần’ và những nhà đầu tư mạo hiểm đã “nhẵn mặt” với dân chuyên đi ‘xin tiền’ làm ăn.

Với hầu hết các doanh nghiệp, định giá là một trong những việc khó ‘nuốt’ nhất của huy động vốn. Liệu ý tưởng của mình đáng giá bao nhiêu? Chắc chẳng là bao nếu chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng. Nhưng một khi bạn đã chuyển từ giai đoạn ý tưởng sang giai đoạn xây dựng một doanh nghiệp trên thực tế với đầy đủ kế hoạch kinh doanh, đương nhiên bạn có cơ sở để ‘làm giá’ với các nhà đầu tư. Sau đây là những ‘chiêu thức’ để bạn tính được mức giá ‘hời’ cho doanh nghiệp mình.

1. Các hệ số doanh thu, EBITDA

Nếu doanh nghiệp đã có lợi nhuận, bạn có thể sử dụng hệ số EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) để định giá. Còn nếu chưa có lợi nhuận, chớ dại mà sử dụng hệ số này vì lúc đó, giá trị của doanh nghiệp bạn sẽ chỉ là con số 0. Thay vào đó, bạn nên dùng hệ số doanh thu thì hợp lý hơn.

Mỗi ngành đều có hệ số EBITDA và hệ số doanh thu riêng. Vì thế hãy tìm hiểu xem hệ số của ngành mình là bao nhiêu rồi hãy tính giá trị của doanh nghiệp mình. Có rất nhiều tài liệu nói về hai hệ số này, bạn có thể lên mạng và tìm kiếm theo từ khóa tương ứng hoặc vào trang tổng hợp bằng tiếng Anh: Valuationresources.com.

2. Số người dùng x giá trị lâu dài (lifetime value)

Việc tập trung lôi kéo khách hàng trước rồi tìm cách kiếm tiền sau đang là xu thế mới của nhiều ngành, đặc biệt là ngành công nghệ. Nếu doanh nghiệp hay trang web, diễn đàn của bạn đã có một số lượng lớn khách quen thì rất nên dùng phép tính số người dùng x giá trị lâu dài để định giá công ty mình. Có thể phép tính này không cho kết quả chính xác như dùng hệ số doanh thu nhưng nó tương đối dễ sử dụng và cũng dễ hiểu cho nhà đầu tư.

Cách sử dụng phép tính này như sau: giả sử bạn có 10.000 người dùng trên blog của bạn, và bạn thấy rằng nếu tranh thủ khai thác họ (làm quảng cáo chẳng hạn), bạn sẽ kiếm được 20 USD/ người dùng/năm. Nếu bạn có thể chứng minh rằng trung bình mỗi người sẽ sử dụng blog của bạn trong năm năm (giá trị lâu dài), thì blog của bạn sẽ có giá trị là: 10.000 x 20 USD x 5 năm = 1.000.000 USD.

3. Dòng tiền chiết khấu (DCF)

Nếu doanh nghiệp bạn chưa kiếm nổi một xu nào thì một trong những cách tốt nhất để ‘tâng’ giá của mình lên là bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu, tức là bạn dự trù xem công ty của mình sẽ kiếm được khoảng bao nhiêu tiền trong tương lai và rồi quy số tiền đó về giá trị của hiện tại.

Việc phân tích dòng tiền chiết khấu có thể khá phức tạp và khó sử dụng vì nó dựa trên các giả định – lượng tiền mà doanh nghiệp bạn sẽ tạo ra trong tương lai, mức chiết khấu mà bạn sử dụng để quy lượng tiền đó vè hiện tại, số năm mà bạn dự trù.

Nói chung, bạn càng dự báo xa bao nhiêu (3, 5 hay 10 năm), thì độ chính xác của những giả định càng thấp bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ quy trình thu hồi vốn và có những lý lẽ thuyết phục được nhà đầu tư thì phương pháp định giá này thực sự rất hữu ích.

4. Phân tích so sánh

Các trang web như AngelList và Crunchbase có thể cho bạn biết những doanh nghiệp tương tự được định giá như thế nào. Chỉ có điều cần lưu ý là đôi khi cùng một sản phẩm, nhưng một công ty khác được định giá 10 tỷ USD không có nghĩa là bạn cũng có giá 10 tỷ USD.

5. Không có gì là quan trọng

Suy cho cùng, 1% của 1 tỷ USD cũng còn hơn là 100% của không có gì. Khi huy động vốn đầu tư, hãy có gắng tập trung kiếm được số tiền đủ để đưa công ty đi đến thành công thay vì cứ chăm chăm tìm món nào ‘hời’ nhất. Việc định giá chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn chuẩn bị bán công ty và nó chính xác là bao nhiêu thì phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền mà người ta sẵn sàng bỏ ra để mua.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *