Bí quyết giăng bẫy tìm ứng viên giỏi

Trên thực tế, có những nhà tuyển dụng đã khiêu khích ứng viên bằng những câu hỏi như: Xin lỗi, anh có phải là người thích rượu và thuốc lá không? Nếu ứng viên biểu lộ rõ

Thông thường, những cuộc phỏng vấn đều diễn ra dưới hình thức trò chuyện. Có những cuộc trò chuyện nhằm tìm kiếm thông tin ứng viên, cung cấp thông tin nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng có cuộc trò chuyện để tìm hiểu tính cách của người tìm việc.

Những câu hỏi không rõ ràng

Để hiểu rõ ứng viên hơn, nhà tuyển dụng chuyên nghiệp không nên đưa ra những câu hỏi quá rõ ràng và chỉ có 1 sự lựa chọn trả lời. Như vậy, bạn sẽ không thể phân biệt được đâu là người có cá tính phù hợp với công việc đòi hỏi. Khi bạn đưa ra một câu hỏi lan man, không liên quan gì đến công việc, ứng viên bình thường sẽ trở nên hoang mang và tự hỏi không biết đây là vô tình hay cố ý. Họ sẽ trả lời một cách đối phó và im lặng chờ những câu hỏi kế tiếp. Những kiểu ứng phó như vậy thường được đánh giá rất thấp. Bạn nên để ý đến những ứng viên trả lời câu hỏi một cách bình tĩnh và luôn nhìn thẳng người đối diện. Đó chính là người bạn đang tìm đấy!

Gợi ý cho ứng viên nói những chuyện riêng tư

Đây là một hình thức phỏng vấn khá phổ biến khi bạn muốn tìm được một người sáng tạo và có tính cách độc lập. Tuy vậy, việc gợi ý cho những ứng viên nói ra chuyện riêng tư của họ không phải là chuyện đơn giản. Gây được cảm giác thân tình ở ứng viên là điều kiện đầu tiên. Bạn có thể giới thiệu sơ một chút về bản thân mình, về sở thích cũng như tính cách. Kế tiếp, bạn hỏi ứng viên về tính cách họ và đi dần đến những chuyện riêng. Có thể mở đầu bằng câu: bạn có phải là người thích độc lập không? Đã bao giờ làm gì đó mà không cần tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân? Từ đó, bạn sẽ đi tới những câu hỏi khác mang tính cá nhân hơn.

Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức giữ tế nhị khi hỏi. Đừng để ứng viên đánh giá không tốt về bạn và công ty. Bởi vì mục đích cho việc hỏi những điều đó là khám phá tính cách của ứng viên có phù hợp với chiếc ghế đang còn trống ở công ty không? Thông qua việc dò hỏi vấn đề cá nhân một cách thân tình, ứng viên sẽ để lộ những sơ hở về họ mà bạn cảm thấy có ảnh hưởng đáng kể cho công việc. Bạn nên suy nghĩ thật kĩ về điều đó.

Ví dụ bạn đã chọn được một ứng viên tốt cho chiếc ghế trưởng phòng kinh doanh, tuy nhiên trong quá trình nói chuyện, bạn phát hiện ra rằng anh ta đến phỏng vấn xin việc là vì cần một việc làm để có tiền theo đuổi một ngành học khác không liên quan. Đến lúc này, bạn phải cân nhắc có nên chọn anh ta không?

Làm ra vẻ thích nghe người khác nói

Yếu tố này giúp bạn nhận xét được ứng viên đó có phải là người nói nhiều hơn làm không? Bằng việc lắng nghe chăm chú, mỉm cười làm như đang thích thú câu chuyện của họ, bạn sẽ biết họ có phải người khiêm tốn không? hoặc những điều họ đang nói có thật sự đúng không? Nếu ứng viên chỉ mải mê khoe những thành tích, bằng cấp mà không có một sự chứng minh nào từ phía quản lý cũ của anh ta, bạn cũng nên thận trọng. Chọn lựa một người không kĩ dễ dẫn đến sự thất vọng và tốn thời gian cho cả 2 bên.

Nên lưu ý đến những ứng viên trả lời đúng cái bạn hỏi và không đi lan man dù bạn cố tình dẫn anh ta theo hướng đó. Những người như vậy hứa hẹn là một người làm việc có kế hoạch và không bị sa đà theo những yếu tố khác.

Cố tình khiêu khích

Trên thực tế, có những nhà tuyển dụng đã khiêu khích ứng viên bằng những câu hỏi như: Xin lỗi, anh có phải là người thích rượu và thuốc lá không? Nếu ứng viên biểu lộ rõ sự nóng giận hoặc tự ái nghĩa là họ đã bị “sập bẫy”. Là một nhà tuyển dụng thông minh, bạn nên đưa ra những hình thức hỏi buộc ứng viên phải thể hiện con người thật của họ chứ không phải chỉ là những lời đẹp đẽ trong hồ sơ xin việc. Thay vào đó, bạn nên chọn những ứng viên biết cách thuyết phục bạn rằng anh ta không uống rượu hoặc chỉ uống rượu trong dịp nào đó. Đó mới là những ứng viên tài năng mà bạn đang đau đầu tìm kiếm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *