Xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay
Thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô. Tiếp cận với các trung tâm việc làm và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu việc làm kịp thời.
Từ năm 2000-2005, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giới trẻ chuyển sang các ngành công nghệ. Giai đoạn 2005-2010 là những năm phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính, bất động sản và marketing. Hiện nay, cả thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế trên quy mô rộng, điều này dẫn đến mất việc làm hàng loạt. Ngay cả ở Mỹ, nền kinh tế hàng đầu trên thế giới cũng đang bị khủng hoảng và mất việc làm một cách trầm trọng.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Riêng tại nước ta, theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thuộc Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, xu hướng các ngành nghề tăng nhu cầu việc làm đến năm 2015 bao gồm: tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội; hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ khác.
Giới trẻ VN ngày nay có cơ hội để học tập giao lưu, tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, do vậy tiêu chuẩn lựa chọn nghề nghiệp cũng có nhiều điểm mới và nổi bật:
Để có thể bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng, giới trẻ cần phải bổ sung các kỹ năng bổ trợ như: kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, vi tính… Ngoài ra, cần phải thay đổi nhận thức không chỉ có một con đường duy nhất là phải vào đại học mới có thành công khi lập nghiệp. Ngoài các yếu tố năng lực kể trên, các yếu tố khác như sự đam mê, chọn nghề phù hợp với sở trường và sống với nghề như là duyên nghiệp, “thắng không kiêu, bại không nản” sẽ giúp người lập nghiệp thành công.
1. Việc làm phải phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.
2. Thu nhập ổn định
3. Thời gian làm việc phải hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân
4. Cơ hội thăng tiến
5. Địa vị xã hội
6. Tư duy “nhanh chóng”.
4 bước để chọn nghề đúng
1. Vượt qua các rào cản
Đầu tiên bạn phải vượt qua các rào cản: chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, người khác; chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và người yêu; chọn nghề may rủi; chọn nghề chỉ ở bậc đại học; chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”; chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền; chọn nghề “gấp rút” mà không có sự kiên nhẫn, hi sinh; chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…
2. Hiểu rõ các ngành nghề và nghề nghiệp trong xã hội
Không có ngành nghề nào là xấu, quan trọng là chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của từng nghề nghiệp.
3. Nắm bắt nhanh chóng những thay đổi trong nền kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp
Thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô. Tiếp cận với các trung tâm việc làm và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu việc làm kịp thời.
4. Hiểu rõ năng lực của bản thân
Trang bị năng lực cho bản thân theo mô hình KASH (Knowledge, Attitute, Skill and Habit) (Kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen tốt trong công việc).
Leave a Reply