Để có việc làm sau tốt nghiệp cần làm gì?
Diễm Mi còn cho rằng: “Phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo lập các mối quan hệ cũng là việc rất cần của SV. Đôi khi từ những mối quan hệ có được, sẽ giúp mình dễ dàng tìm
Lập kế hoạch từ năm nhất
Ngay khi chưa tốt nghiệp, Nguyễn Thị Diễm Mi – SV Trường ĐH Umea (Thụy Điển) đã có sẵn những công việc đang chờ đợi ở trong nước. Chia sẻ về điều này, Diễm Mi nói: “Xác định từ đầu khả năng phải tự thân tìm việc khi ra trường, nên mình đã có kế hoạch rất bài bản để thực hiện mục tiêu này ngay khi bước chân vào giảng đường. Mình đặt ra mốc phấn đấu cho bản thân là phải nằm trong tốp 20 SV giỏi nhất trong số hơn 250 SV cùng khóa khi tốt nghiệp. Từ đó, mình nỗ lực bằng mọi cách để đạt được”.
Diễm Mi nói thêm, vì xuất phát từ một SV tỉnh với trình độ tiếng Anh hạn chế, nên song hành với việc học chuyên môn, Mi cũng kiên trì dốc sức cho việc học ngoại ngữ, và chính nó sẽ là chìa khóa rất quan trọng cho quá trình xin việc sau này.
Theo một khảo sát tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về công tác hướng nghiệp cho SV, có 52,6% SV năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho mình; 46,3% SV hiện nay chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp; 44,8% SV không hình dung về nghề nghiệp của mình sau 5 năm.
Không chỉ học tập, Diễm Mi còn để tâm tới các bước xin việc ngay khi còn trên ghế nhà trường. Mi cho biết: “Năm cuối mình thường xuyên gửi email xin việc đến các doanh nghiệp hỏi xem họ có nhu cầu tuyển dụng vị trí như mình không. Qua mỗi lần gửi hồ sơ xin việc mình lại có thêm kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin”.
Là một giảng viên được giữ lại trường ngay sau khi tốt nghiệp, PGS-TS Từ Diệp Công Thành – Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chia sẻ: “Ngay khi học ĐH, tôi đã ấp ủ hoài bão về một công việc phù hợp với khả năng, sở thích, thu nhập cao và nhiều cơ hội thăng tiến. Để đạt được điều đó, tôi phải học thật tốt kiến thức trong chương trình, học hỏi thêm nhiều từ thực tế để bổ trợ cho nghề nghiệp sau này”.
Không chỉ chuyên môn
Thạc sĩ Lê Tiến Khoa – Giảng viên khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho rằng: “Nếu chỉ dừng lại ở bài giảng của thầy thôi thì chưa đủ, SV cần phải tự mình tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức rộng và sâu hơn nữa, cả chuyên ngành và khối kiến thức tổng hợp. Có như vậy mới mong đủ khả năng để đáp ứng được yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra”. Cũng theo thạc sĩ Khoa: “Chương trình học trong trường không thể phủ kín hết tất cả những thứ cần có, nhất là về phần kỹ năng. Do vậy, mỗi người phải tự bổ sung những khiếm khuyết cá nhân, như học thêm bên ngoài hoặc tham gia các hoạt động để tăng sự tự tin”. Với kiến thức thực tế, PGS-TS Thành quan niệm: “Thực nghiệm giúp mình hiểu thấu đáo lý thuyết và từ đó có những sáng tạo”.
Diễm Mi còn cho rằng: “Phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo lập các mối quan hệ cũng là việc rất cần của SV. Đôi khi từ những mối quan hệ có được, sẽ giúp mình dễ dàng tìm được việc làm tốt khi ra trường”.
Leave a Reply